Là lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người đồng bào dân tộc Dao, lễ cấp sắc đã trở thành một hình ảnh tiêu biểu mỗi khi chúng ta nhắc đến dân tộc Dao. Vậy xin kính mời bạn đọc cùng Danh Nam Travel tìm hiểu kỹ hơn về lễ hội độc đáo này.
Lễ cấp sắc có một nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao nên đến bây giờ nghi lễ đó vẫn được thực hiện đánh dấu một nét văn hóa độc đáo của người Dao.

Tổ tiên của người Dao truyền lại rằng, thuở xa xưa người Dao đang sống bình yên trong khắp các bản làng miền núi thì bỗng dưng có nạn ma quỷ xuất hiện cướp phá, giết người và cuộc sống bị đẩy vào cảnh vô cùng bi thương, thê thảm. Ngọc Hoàng nhìn thấy cảnh ngộ này đã sai các vị thần tiên mang phép thuật xuống hạ giới để cứu giúp người Dao.Tuy nhiên, vì ma quỷ quá nhiều nên các vị thần tiên diệt trừ không xuể phải viện đến người dân cùng đánh nhưng vì người Dao không có phép thuật nên hễ ra trận là đều thất bại.


Trước tình thế đó, Ngọc Hoàng bèn sai các vị thần tiên phải truyền ngay phép thuật cho người Dao. Sau đó, người Dao đã cùng hiệp sức với thần tiên nhà trời diệt trừ được ma quỷ. Đề phòng sau này ma quỷ lại quay trở lại làm hại con người, Ngọc Hoàng yêu cầu hàng năm người Dao tổ chức nghi lễ truyền pháp thuật cho những người đàn ông làm chủ trong gia đình để sẵn sàng trừ ma diệt quỷ và nghi lễ này được gọi là lễ cấp sắc hoặc là lễ "quá tăng".


Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó trong đời sống tâm linh, nên nghi lễ cấp sắc vẫn được người Dao duy trì bền vững cho đến tận bây giờ. Người chết khi chưa làm lễ cấp sắc thì con cháu sau này vẫn phải làm cho họ, bởi quan niệm của người Dao là người chết vẫn tồn tại trong một thế giới riêng nên vẫn cần được truyền pháp thuật để chống lại thế giới ma quỷ. Lễ cấp sắc của người Dao là một nét đẹp văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và có tính chất giáo dục đối với thế hệ trẻ về cội nguồn quá trình thiên di của người Dao, do đó ghi lễ này đã được đồng bào dân tộc Dao bảo tồn và duy trì từ nhiều đời nay. Các nghi thức được tiến hành tuần tự, hòa theo nhịp điệu của tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn. Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng có của dân tộc Dao


Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng có của dân tộc. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ;. Người Dao quan niệm rằng, người con trai phải trải qua lễ cấp sắc từ 3 đèn trở lên mới có tâm, có đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là đã trưởng thành và là con cháu của “Bàn Vương” – tổ tiên của người Dao. Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên được cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc 2 được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc 3 được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Bất cứ người đàn ông Dao nào muốn được công nhận là “Người lớn” thì phải làm lễ cấp sắc.


Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc.Thầy cúng sẽ cấp cho người thụ lễ hai bản sắc, một bản sẽ được đốt sau khi thầy cúng đã trình báo với các thần linh, tổ tiên, còn một bản giao cho người thụ lễ. Người được cấp sắc sẽ phải giữ bản sắc này suốt cuộc đời, khi qua đời sẽ được đốt trong đám tang để thánh trời nhận ra và thu nạp họ.Trên tay thầy cúng một quyển sách - đó là quyển sách chữ nôm đây là quyển sách đc coi là bản sắc của ng dao coi như là tấm vé thông hành khi ng chết về với tổ tiên.


Trong nghi lễ cấp sắc, luôn có một người phụ nữ đứng bên cạnh người đàn ông được cấp sắc. Đó có thể là mẹ hoặc vợ của người cấp sắc. Họ phải chùm khăn kín đầu k được hở ra trong suốt buổi lễ cấp sắc bởi khi ng cấp sắc thấy họ thì buổi lễ không thành công.

Tìm hiểu thêm kinh nghiệm du lịch Hà Giang tại đây!