Kinh nghiệm du lịch Hà Giang dinh thự họ Vương
Dinh họ Vương – dinh vua Mèo tại Hà Giang là một công trình kiến trúc xây dựng đẹp và độc đáo. Trải qua bao thời gian, dinh vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay và đã trở thành địa điểm thăm qua nổi tiếng thu hút du khách mỗi khi đến với Hà Giang.
Dinh họ Vương được “Vua Mèo” Vương Chính Đức (1865 – 1947) cho xây dựng vào năm 1919. Trải qua 9 năm xây dựng, đến 1928, toàn bộ dinh thự chính thức hoàn thành với tổng diện tích khoảng 3000m2. Trước khi xây dựng dinh thự, cụ Vương Chính Đức đã đích thân sang tận Trung Quốc mời cho được thầy phong thủy giỏi đến Việt Nam, đi qua 4 huyện mà cụ đang cai quản. Đến thôn Sà Phìn, thầy phong thủy thấy một khu đất nhô lên như mai rùa tượng trưng cho thần Kim Quy. Thầy đã phán rằng nều xây dựng dinh tại chính khu đất này thì cơ nghiệp của cụ sẽ phát mãi về sau.
Dinh họ Vương được xây hoàn toàn thủ công bởi chính bàn tay những người thợ, người dân Mông. Tất cả những nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng dinh thự như gỗ thông, đất nung,... đều do chính bàn tay những người thợ ở đây tạo ra và vận chuyển đến nơi xây dựng. Cụ Vương còn bỏ ra rất nhiều tiền để thuê người thợ nổi tiếng quê ở Nam Định về thiết kế toàn bộ công trình, kiến trúc của dinh. Tổng số tiền mà Vương Chính Đức dã bỏ ra để xây dựng dinh thự của mình là 15 vạn đồng bạc trắng tương đương 150 tỷ (VNĐ) hiện nay.
Ôm lấy toàn bộ dinh thự là một dải núi vòng cung, cao, rất thuận lợi cho việc phòng thủ. Xung quanh dinh thự cũng xây dựng các lô cốt để bảo vệ nhà cụ. Ngoài ra xung quanh dinh còn được bao bọc bởi hàng trăm cây Sa Mộc có tuổi đời trăm năm. Bằng đôi bàn tay tài hoa của mình, người thợ thiết kế đã kết hợp hài hòa giữa kiến trúc 3 nền văn hóa: Trung, Người Mông, Pháp vào tổng thể công trình kiến trúc dinh họ Vương. Dinh có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc được chia làm 3 khu với 64 phòng cho 100 người nghỉ.
Khu vực tiền cung là nơi ở của lính gác và gia nhân. Tại đây có 2 cột đá được vận chuyển từ Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ở chân 2 cột đá, bạn có thẻ thấy độ bóng nhất định vì khi làm chân 2 cột đá này, cụ Vương đã chi một khoản tiền vô cùng lớn (900 đồng bạc trắng) dùng để mài vào những viên đá tạo nên độ bóng. Nếu tính cả tiền vận chuyển thì số tiền bỏ ra để có và được 2 cột đá như vậy phải tốn một khoản chi phí vô cùng lớn. Các chân cột khác cũng được chạm khắc tinh xảo. Ngoài ra những mái nhà trong dinh họ Vương còn được chạm khắc âm dương hài hòa, tuyệt mỹ.
Trung dinh là nơi làm việc của “Vua Mèo” và cũng là nơi xét xử. Mỗi lần có kẻ phạm tội, họ được đưa vào trung dinh nghe cụ Vương xét xử. Mỗi lần xử phạm nhân, cụ đều mặc đầy đủ mũ áo của quan xử án như bên Trung Quốc, có thư kí bên cạnh và kẻ phạm tội phải quỳ dưới sân. Trung dinh còn là nơi thờ cúng dòng họ Vương qua các đời. Ngày nay, tại trung dinh họ Vương vẫn còn lưu giữ những bức ảnh về gia tộc cũng như hình ảnh cụ Vương lúc làm việc, xét xử. Phía ngoài trung dinh còn có một bức hoành phi do chính vua Khải Định phong tặng vua Mèo “Biên chính khả phong”
Cuối cùng là Hậu cung – nơi ở của của cụ Vương và người thân. Phòng cụ Vương nằm đối diện với phòng con trai cụ - ông Vương Chí Sình (là anh em kết nghĩa với chủ tịch Hồ Chí Minh). Ở 2 góc trong cùng có xây dựng 2 lô cốt cao dành cho lính vệ. Phía dưới có 2 kho là nơi cất giữ tài sản của dòng họ Vương như: thuốc phiện, vàng bạc. Ngoài ra tại hậu cung còn lưu giữ một số vật dụng dung trong nhà như cối xay đá, đồ dùng gia dụng,.. đặc biệt là bồn tắm sữa dê nặng cả trăm kg được khoét rỗng ruột một cách tỷ mỉ, chính xác.
Hiện nay dinh thự vua Mèo vẫn còn giữ nguyên được những nét xưa cũ chỉ có sàn nhà bị cạy vì khi chiến tranh, người ta nghi cụ Vương giấu tài sản dưới sàn. Năm 1993, nhà Nước đã công nhận dinh họ Vương là di tích cấp quốc gia. Đến 2004, dinh thự đã được cống hiến cho nhà nước. Khi tiếp nhận, khoảng 60% những việt liệu gỗ của dinh đã được thay thế bằng gỗ lim. Toàn bộ con cháu gia đình họ Vương (6 hộ gia đình) được chuyển sang dãy nhà trước cổng chợ sinh sống. Họ vừa là người buôn bán những sản phẩm thủ công vừa là những hướng dẫn viên tại điểm mỗi khi có khách muốn thăm quan dinh.
Tìm hiểu thêm kinh nghiệm du lịch Hà Giang tại đây!
Tin khác
- Kinh nghiệm du lịch Hà Giang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì
- Kinh nghiệm du lịch Hà Giang chinh phục dốc Bắc Sum
- Kinh nghiệm du lịch Hà Giang khám phá hồ Noong
- Kinh nghiệm du lịch Hà Giang những điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Giang
- KINH NGHIỆM DU LỊCH HÀ GIANG KHÁM PHÁ NHỮNG NÉT VĂN HÓA
- KINH NGHIỆM DU LỊCH HÀ GIANG BÃI ĐÁ CỔ NẤM DẨN
- KINH NGHIỆM ẨM THỰC KHI DU LỊCH HÀ GIANG
- KINH NGHIỆM DU LỊCH HÀ GIANG LỄ HỘI NHẢY LỬA
- KINH NGHIỆM DU LỊCH HÀ GIANG LỄ CẦU TRĂNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC TÀY
- KINH NGHIỆM DU LỊCH HÀ GIANG LÊ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO