Băng tại Châu Nam Cực
Khi đến Châu Nam Cực, hình ảnh đầu tiên hiện lên trước mắt mỗi chúng ta đó là băng tuyết với rất nhiều màu sắc không phải chỉ có màu trắng: xanh da trời, trắng, xanh sọc vằn, nâu, trong suốt…Không đâu trên hành tinh này băng tuyết lại tồn tại nhiều đến thế. Nó thu hút từ khách du lịch, các nhà khoa học, thủy thủ, những nhà leo núi đến đây để nghiên cứu và du lịch. Băng ở Châu Nam Cực được chia thành nhiều loại:
Băng lục địa:
Ước chừng có khoàng 30 triệu km3, lớp băng của Châu Nam Cực là lớp băng bao phủ lớn nhất trên trái đất, nó chứa 70% nước ngọt trong đó. Mặc dù Châu Nam Cực chỉ nhận không hơn 10cm lượng mưa một năm nhưng nhiệt độ lạnh cho phép hầu hết lượng mưa tích tụ thành tuyết, nó rơi xuống rồi không bị tan chảy. Thời gian qua đi, trọng lượng của tuyết tăng lên, áp lực nó đè xuống các lớp tuyết ở dưới tạo thành những lớp tuyết dày, có những địa điểm tới 70m. Khi đạt được độ nặng cần thiết, băng tuyết bắt đầu trôi xuống từ đỉnh núi xuống những vùng thấp hơn hoặc trôi ra bờ biển tạo thành những dòng sông băng. Việc trôi này phụ thuộc vào địa hình của từng vùng, tốc độ trung bình nhỏ nhất khoảng 2cm một ngày, tốc độ cao nhất tầm 300cm một ngày. Điểm đến cuối cùng của những dòng sông băng này là đại dương.
Băng lục địa:
Ước chừng có khoàng 30 triệu km3, lớp băng của Châu Nam Cực là lớp băng bao phủ lớn nhất trên trái đất, nó chứa 70% nước ngọt trong đó. Mặc dù Châu Nam Cực chỉ nhận không hơn 10cm lượng mưa một năm nhưng nhiệt độ lạnh cho phép hầu hết lượng mưa tích tụ thành tuyết, nó rơi xuống rồi không bị tan chảy. Thời gian qua đi, trọng lượng của tuyết tăng lên, áp lực nó đè xuống các lớp tuyết ở dưới tạo thành những lớp tuyết dày, có những địa điểm tới 70m. Khi đạt được độ nặng cần thiết, băng tuyết bắt đầu trôi xuống từ đỉnh núi xuống những vùng thấp hơn hoặc trôi ra bờ biển tạo thành những dòng sông băng. Việc trôi này phụ thuộc vào địa hình của từng vùng, tốc độ trung bình nhỏ nhất khoảng 2cm một ngày, tốc độ cao nhất tầm 300cm một ngày. Điểm đến cuối cùng của những dòng sông băng này là đại dương.
Băng bao phủ tại Núi Ellsworth Mountains, Châu Nam Cực.
Dãy núi Transantarctic, Nam Cực.
Sông Băng Thwaites, Châu Nam Cực.
Dãy núi Transantarctic, Nam Cực.
Sông Băng Thwaites, Châu Nam Cực.
Tảng băng trôi ở Port Lockroy, Châu Nam Cực.
Khi ra đến đại dương, chúng sẽ vỡ thành những tảng băng to đủ loại kích thước, có những tảng như những trái núi khổng lồ rơi xuống biển tạo thành những âm thanh như tiếng sấm. Khi băng tuyết hình thành ở Châu Nam Cực nó tạo nên những thềm băng rộng lớn. Thềm băng rộng lớn nhất thế giới là Thềm Băng Ross, nó dày đến 150 – 300m và bao trùm toàn bộ một vùng tương đương diện dích của Nước Pháp. Những vòm băng ở đây nó được dự đoán hình thành 34- 23 triệu năm trước, trong khi những chỏm băng được dự đoán hình thành 5,3- 1,8 triệu năm trước.
Khi ra đến đại dương, chúng sẽ vỡ thành những tảng băng to đủ loại kích thước, có những tảng như những trái núi khổng lồ rơi xuống biển tạo thành những âm thanh như tiếng sấm. Khi băng tuyết hình thành ở Châu Nam Cực nó tạo nên những thềm băng rộng lớn. Thềm băng rộng lớn nhất thế giới là Thềm Băng Ross, nó dày đến 150 – 300m và bao trùm toàn bộ một vùng tương đương diện dích của Nước Pháp. Những vòm băng ở đây nó được dự đoán hình thành 34- 23 triệu năm trước, trong khi những chỏm băng được dự đoán hình thành 5,3- 1,8 triệu năm trước.
Thềm Băng Ross tại Châu Nam Cực.
Các tảng băng trôi được hình thành từ những dòng sông băng đổ ra biển.Khi nghiên cứu những tảng băng trôi các nhà khoa học ước chừng 20% chúngnổi trên mặt nước, phần còn lại chìm dưới mặt nước.Tảng băng màu xanh nước biển đậm: Là do các tảng băng đủ nặng và đặc. Khi tan và nén đặc trở lại, các bong bong khí được lưu giữ trong băng. Khi tia nắng mặt trời chiếu vào băng, những bước sóng dài ( màu đỏ) được hấp thụ và nó phản chiếu những bước sóng ngắn mà xuất hiện màu xanh trước
mắt con người. Sự phân tách màu trong ranh giới giữa lớp băng và các bong bong khí tạo ra những tảng băng không màu. Tảng băng nâu: Là do khi dòng sông băng chảy từ núi xuống đại dương, nó cuốn theo đất đá tạo nên những tảng băng xám, nâu. Tảng băng xanh lá cây: Những tảng băng này rất hiếm, nó được tạo khi băng biển ở dưới những thềm băng chứa các chất hữu cơ
Các tảng băng trôi được hình thành từ những dòng sông băng đổ ra biển.Khi nghiên cứu những tảng băng trôi các nhà khoa học ước chừng 20% chúngnổi trên mặt nước, phần còn lại chìm dưới mặt nước.Tảng băng màu xanh nước biển đậm: Là do các tảng băng đủ nặng và đặc. Khi tan và nén đặc trở lại, các bong bong khí được lưu giữ trong băng. Khi tia nắng mặt trời chiếu vào băng, những bước sóng dài ( màu đỏ) được hấp thụ và nó phản chiếu những bước sóng ngắn mà xuất hiện màu xanh trước
mắt con người. Sự phân tách màu trong ranh giới giữa lớp băng và các bong bong khí tạo ra những tảng băng không màu. Tảng băng nâu: Là do khi dòng sông băng chảy từ núi xuống đại dương, nó cuốn theo đất đá tạo nên những tảng băng xám, nâu. Tảng băng xanh lá cây: Những tảng băng này rất hiếm, nó được tạo khi băng biển ở dưới những thềm băng chứa các chất hữu cơ
Băng biển:
Hàng năm sau khi mùa hè qua đi mùa đông kéo đến, băng biển phương nam bắt đầu hình thành.Trong suốt mùa hè, băng biển bao phủ khoảng 2.5 triệu km2 nhưng đến mùa đông diện tích bao phủ của nó tăng 20 triệu km2. Nó trở thành một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Trong suốt những tháng mùa đông, băng biển tiến xa nhất về phía bắc ở 56o S ở Đại Tây Dương và 64o S ở phía Thái Bình Dương. Khi mùa đông đến, sự đóng băng bắt đầu trong suốt ban đêm tại những vùng nước ở những vịnh nhỏ và những eo biển ở lục địa Nam Cực và bao quanh các đảo. Băng biển sẽ mở rộng từ Nam tiến lên phía bắc, những lớp băng như pha lê sẽ bắt đầu xuất hiện trên bề mặt nước khi nhiệt độ nước tiến đến nhiệt độ đóng băng ở giữa -1.8 đến -2.8oC phụ thuộc vào độ mặn của nước. Khi nước biển có độ mặn càng cao, nhiệt độ để nước đóng băng càng phải thấp hơn. Sau khi lớp nước trên bề mặt đóng băng, nó sẽ bắt đầu gắn kết với nhau tạo thành những lớp băng pha lê rộng trên mặt nước. Khi mùa đông qua đi, những lớp băng trẻ sẽ được tạo trong suốt ban đêm và tuy vào ngày ngắn ngủi hôm sau nó sẽ tan đi một phần nhưng nó sẽ sớm được đông cứng trở lại và dày hơn trên bề mặt của đại dương. Với những cơn sóng và thủy triều, những lớp băng mỏng sẽ bị đánh vỡ thành những mảnh nhỏ mà người ta gọi là Pancake Ice.
Băng biển tại Châu Nam Cực.
Khi nhiệt độ vẫn giữ thấp vào mùa đông, những mảnh nhỏ này sẽ vẫn đóng băng cùng nhau. Với việc ở dưới nhiệt độ nước vẫn lạnh, ở trên bề mặt thì tuyết rơi tích tụ, những tảng băng nhỏ này có thể dày lên có những tảng dày đến hơn 1 mét. Những tảng băng này có những tảng tồn taị qua mùa hè dù bị tan chảy một phần, sau đó khi mùa đông tiếp theo đến, nó sẽ tích tụ tuyết để dày lên đến 5 mét. Những tảng băng nhỏ này tan nhanh nhất vào tháng 11 đến tháng 1 hàng năm do dòng biển ấm ở dưới và sức nóng của không khí do ánh sáng mặt trời chiếu xuống. Một số nghiên cứu băng biển của các nhà khoa học hiện nay đang chỉ ra rằng, lượng băng biển đang giảm một cách nhanh chóng khủng khiếp ước tính tầm 20% lượng băng biển so với thời kỳ 1850 đến 1950.