Các hồ dưới sông băng Nam Cực
Nhiều hồ dưới sông băng ở Nam Cực được tạo bởi sự tích lũy nước ở những vùng mà bị cô lập bởi băng tuyết từ sự thay đổi của khí quyển trong hàng triệu năm. Nhiệt độ và áp lực trong những vùng này khá tương tự so với những vùng biển sâu nhất của trái đất. Những hồ dưới sông băng này là một phòng thí nghiệm sinh vật khổng lồ mà đã diễn ra ở nơi đây 35 triệu năm. Nó cung cấp cho các nhà khoa học một cái nhìn về sự tiến hóa của cuộc sống và điều kiện sống ở nơi đây.
Tính đến nay, có tới khoảng 170 hồ dưới sông băng được tìm thấy ở dưới những lớp băng dày của sông băng. Khoảng 70% số hồ là được tập trung ở phía Đông Nam Cực. Không có hồ nào rộng hơn Hồ Vostok được khám phá bởi nhà khoa học người Anh và Nga vào năm 1996. Những hồ này được chia làm ba loại dựa theo vùng mà nó được tạo nên. Loại đầu tiên là những hồ được tạo cơ bản dưới lớp băng phủ của sông băng. Nó bao gồm như hồ Vostok và đa số hồ khác. Loại thứ 2 là nhóm hồ vị trí cũng ở dưới lớp băng phủ nhưng nó nằm ở những hông của những ngọn núi. Loại thứ 3 là những hồ mà được hình thành trong những vùng mà băng tuyết trôi xuống trong thời gian dài. Thực tế vẫn chưa rõ ràng về việc làm thế nào những hồ dưới sông băng này được tạo nên, có hai giả thuyết chính. Đầu tiên là những lớp băng ở trên bị làm nóng bởi tầng địa nhiệt ở đưới làm nó tan băng, nước sẽ chảy xuống những vũng đất trũng tạo ra hồ dưới lớp băng. Giả thuyết thứ 2 là đã được tồn tại trước khi lớp băng trên sông băng được hình thành. Khi lớp băng của các dòng sông băng phát triển vì sông băng thường chảy từ cao xuống thấp do trọng lực, hồ sẽ bị phủ bởi băng và cô lập so với bề mặt không khí phía trên. Nước của hồ sẽ có độ mặn cao hơn của sông băng. Tương đương với kích thước của Hồ Ontario, Canada, Hồ Vostok được biết đến là Hồ dưới sông băng lớn nhất trên trái đất thông qua những nghiên cứu đo đạc của các nhà khoa học bằng thiết bị công nghệ tân tiến và vệ tinh. Giá trị về nghiên cứu của hồ này rất cao. Nước hồ được dự đoán hình thành 1 triệu năm và có thể cung cấp nhiều thông tin về khí hâu, tự nhiên khi nghiên cứu nó. Độ dày của lớp băng khoảng 4km từ phía bắc và giảm xuống phía nam. Nước hồ có nhiệt độ tầm -3oC dưới nhiệt độ nước đóng băng của nước ngọt dưới áp lực rất lớn của những lớp băng bao phủ trên hồ. Độ sâu trung bình của hồ ước chừng 344m và nơi sâu nhất dự đoàn 1000m.
Năm 1998 lõi băng dài nhất thế giới đã được khoan bởi những nhà khoa học quốc tế Nga, Pháp và Mỹ. Lõi băng được khoan dưới độ sâu 3.623m, các nhà khoa học dự đoán 100m lõi băng ở trên bề mặt của hồ có độ tuổi 420.000 năm. Các nhà khoa học còn nghiên cứu ra rằng mực nước của hồ còn tăng lên hạ xuống 1-2cm dựa theo sự chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời. Trên bề mặt hồ dưới lớp băng, có những vùng nước mở được tạo ra bởi sự đẩy lên của những dòng nước ấm dưới đại dương và sự can thiệp của những trận gió mạnh thổi ra bờ biển. Những vùng nước mở này sẽ tồn tại vài ngày trong suốt mùa đông, cũng có một số tồn tại năm này qua năm khác. Nó cung cấp một vùng nước mở cho các loài động vật hoang dã tồn tại trong suốt mùa đông ngoi lên để nghỉ ngơi trên bề mặt băng và hít thở không khí.