Hiện tượng Cực Quang hay còn gọi Aurora là một bí ẩn thiên nhiên xảy ra ở Cực Bắc và Cực Nam cho đến năm 1960 mới được lý giải khi các nhà khoa học tiết lộ sự hình thành nên hiện tượng này. Sự trôi của các hạt điện tích và proton từ ánh sáng mặt trời ( hay còn gọi là gió mặt trời) va chạm với các lớp khí ở Tầng Nhiệt của trái đất. Sự va chạm này sản sinh ra các hạt điện tích mà hấp thu nguyên tử oxy và ni tơ sau đó sản sinh ra năng lượng trong dạng photon hoặc ánh sáng. Sự kiện này xảy ra ở Điểm Cực
Nam Từ Tính Trái Đất bởi vì nơi đây gió mặt trời hướng về vì nới có từ tính mạnh. Dải mầu khác nhau xuất hiện trên bầu trời có thể quan sát bằng mắt thường bao gồm những dải mầu như những chiêc màn chụp hoặc hình sọc…Màu của cực quang phụ thuộc không chỉ bởi sự va chạm giữa các các hạt điện tích từ ánh sáng mặt trời với các lớp khí và còn phụ thuộc vào chúng cách bao xa từ trái đất. Màu đỏ và màu xanh là sự kết hợp giữa các phân tử khí oxy. Oxy ở giữa độ cao tầm 100 – 200km sẽ cho màu xanh vàng.

Cực quang bao quanh Châu Nam Cực.
Trong khi ở độ cao 200-500km thì nó cho màu đỏ cực quang. Màu tím,màu xanh và màu hồng được tạo ra bởi khí ni tơ. Màu trắng được tạo ra bởi sự kết hợp giữa màu xanh, đỏ và tím cực quang. Sự lung linh của ánh sáng này thường diễn ra giữa thời gian 15 đến 40 phút và thường lặp lại 2 đến 3h sau.