Khí hậu vùng cực và Châu Nam Cực.
Con đường mà trái đất xoay quanh mặt trời là nguyên nhân tạo ra ban ngày, ban đêm, mùa, năm. Chính nó cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến khí hậu của Châu Nam Cực. Quỹ đạo trái đất quay quanh mặt trời với góc 23.5o gần với vị trí của Cực Nam Địa Lý. Trong suốt nửa quỹ đạo (6 tháng), một cực sẽ nhận ánh sáng nhiều hơn cực còn lại. Tuy nhiên toàn bộ Bắc Cực và Nam Cực sẽ không có 6 tháng hoàn toàn tối và 6 tháng hoàn toàn sáng trong một năm. Sự chuyển đổi giữa ngày dài và đêm dài sẽ là một quá trình diễn ra chậm theo vòng quanh của trái đất quanh mặt trời. Ban ngày vùng cực hay mặt trời lúc nửa đêm là một hiện tượng tự nhiên diễn ra tại các địa điểm có vĩ độ nằm ở phía bắc của vòng Bắc Cực cũng như ở các địa điểm có vĩ độ ở phía nam của vòng Nam Cực khi Mặt Trời vẫn còn được nhìn thấy vào thời gian ban đêm tại các địa
điểm đó. Khi có thời tiết tốt, Mặt Trời được nhìn thấy liên tục 24 giờ mỗi ngày.Trong mùa hè phương nam, quỹ đạo trái đất quay quanh mặt trời gần hơn vì vậy Châu Nam Cực nhận được nhiều hơn 7% lượng tia bức xạ từ mặt trời so với Bắc Cực. Khí quyển bên trên Châu Nam Cực hấp thụ ít tia bức xạ từ mặt trời vì vậy Châu Nam Cực nhận tia bức xạ nhiều hơn so với Bắc Cực. Vào mùa hè Châu Nam Cực nhận năng lượng mặt trời nhiều hơn 16% so với Bắc Cực. Tuy nhiên 80-90% tia bức xạ từ mặt trời lại bị phản chiếu trở lại bởi tuyết trắng và băng ở bề mặt. Khí hậu Châu Nam Cực là lạnh, khô và gió. Nó được chia làm 3 vùng khí hậu: Lục địa, Bờ Biển và Bán Đảo. Khi chúng ta nghe Châu Nam Cực là lục địa khô nhất trên trái đất, nhiều du khách ngạc nhiên khi thấy tuyết hoặc mưa khi du lịch Bán Đảo Châu Nam Cực vì ở đây nhận lượng mưa thường xuyên hơn so với ở trong lục địa Nam Cực. Nhưng nhìn chung, thì Châu Nam Cực vẫn có lượng mưa thấp nhất và được biết đến là nơi khô nhất Trái Đất.
 
Khí hậu trong lục địa Châu Nam Cực:
Cực kỳ lạnh, với mùa đông nhiệt độ từ -40oC đến – 70oC. Nhiệt độ lạnh nhất ghi nhận ở Châu Nam Cực là -89oC được ghi nhận ở trạm Vostok vào năm 1983. Năm 2010 phá kỷ lục nhiệt độ thấp nhất ghi nhận ở đây là -93.2oC ở giữa dãy núi Dom Argus và Dome Fuji ở độ cao 3.900 mét. Trong lục địa Nam Cực mùa hè nhiệt độ trung bình từ -15oC đến -35oC.
 
Khí hậu vùng bờ biển Nam Cực:
Khí hậu vùng bờ biển Nam Cực bị ảnh hưởng rất lớn bởi đại dương. Điều kiện thời tiết ở đây ôn hòa hơn với nhiệt độ trung bình mùa đông là từ -15o đến – 32oC và mùa hè từ -5oC đến 5oC. Như vậy với nhiệt độ ở vùng này không quá lạnh, rất thích hợp cho những chuyến du lịch thám hiểm Nam Cực nên các tour du lịch thám hiểm Nam Cực thường được tổ chức vào mùa hè Nam Cực và cao điểm nhất là tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Nhìn số liệu này cũng cho du khách thấy một cái nhìn khác về Châu Nam Cực, không như chúng ta nghĩ là vùng đất chỉ có lạnh lẽo và không thể tiếp cận được cho du khách. Lượng mưa ở vùng biển Nam Cực cũng nhiều hơn từ 200 đến 600mm. Tốc độ gió ở vùng biển Châu Nam Cực khoảng 54km/h vào mùa hè, mùa đông gió mạnh hơn do nhiệt độ lạnh xuống, tốc độ gió có thể lên tới 300km/h.
 
Vì sao Cực Nam lạnh hơn Cực Bắc
Cực Nam nằm trên đất liền được bao quanh bởi nước. Sự tuần hoàn giữa không khí và đại dương bao quanh lục địa Châu Nam Cực bị cách ly so với các phần khác của hành tinh làm nó trở nên lạnh lẽo hơn. Thêm vào đó, Cực Nam nằm ở độ cao 2,835m so với mực nước biển chính vì vậy độ cao này làm cho nhiệt độ ở Cực Nam rất lạnh so với Cực Bắc. Cực Bắc nằm ở trên mặt nước bao quanh bởi đất liền vì không khí bao phủ trên mặt nước cũng không làm nhiệt độ thấp hơn được so với Cực Nam ở trên đất liền và ở độ cao lớn.
 
Khí hậu vùng Bán Đảo Nam Cực 
Như một bức tường chắn gió phía Tây thổi xuống phía Nam, Bán Đảo Châu Nam Cực có khí hậu ấm và ẩm ướt hơn cả so với các vùng khác ở Châu Nam Cực. Với lượng mưa hàng năm lên tới 1000mm, Bán Đảo Nam Cực là nơi duy nhất ở Châu Nam Cực có lượng mưa đều.
Bán đảo Nam Cực nơi có nhiệt độ lên tới đến5oCvào mùa hè
Trong suốt mùa hè, nhiệt độ trung bình từ 0oC đến 5oC và vào mùa đông nhiệt độ trung bình từ -10oC xuống -30oC. Đây là vùng đất mà ít băng tuyết nhất so với các vùng khác ở Châu Nam Cực ( ít hơn 2% toàn bộ lục địa). Chính vì điều kiện thời tiết và lại gần biển, gần nguồn thức ăn nên nơi đây là nơi tập trung nhiều nhất cuộc sống hoang dã của các loài động vật và là nơi tập trung để sinh đẻ vào mùa hè của các loài này.
 
Gió Katabatic
Không giống như những loại gió thông thường, gió Katabatic là hiện tượng thiên nhiên liên quan đến trọng lực của trái đất hơn là tình trạng khí quyển. Gió này được gây ra bởi sự nghịch đảo nhiệt độ ở vùng Nam Cực. Trong lục địa Nam Cực, những lớp khí thấp nhất bị làm lạnh bởi băng tuyết trên bề mặt. Những lớp khí này trở nên dày đặc hơn những lớp khí khác bởi ở trên và nó được thổi bởi ảnh hưởng của trọng lực trái đất. Đầu tiên, một luồng gió nhẹ thổi trong lục địa Nam Cực, sau đó nó di chuyển một chặng đường 1.600km vượt qua lục địa và tiến về bờ biển, càng ngày tốc độ