Khoảng 250 triệu năm trước các nhà khoa học thông tin về việc có một lục địa rộng lớn tên gọi là Pangea. Bắt đầu kỷ nguyên Mesozoic Era khoảng 250 – 65 triệu năm trước, đại lục địa này tách ra chia làm 2 lục địa lớn là Laurasia ở phía bắc mà bao gồm Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Gondwana ở phía nam bao gồm Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Úc, New Zealand, Ấn Độ và Châu Nam Cực. Vào kỷ Jurassic, lục địa Gondwana lại tiếp tục bị tách ra, Châu Phi hướng gần tới Biển Địa Trung Hải, Ấn Độ tiến về phía Châu Á và tạo nên Dãy Núi Himalaya. Dần dần, vùng đất Châu Nam Cực thời gian đó với rừng và nhiều vùng khí hậu chuyển dần về phía cực nam. Sau 50 triệu năm sau, Châu Úc và New Zealand đã tách ra khỏi Châu Nam Cực, trong khi Nam Mỹ vẫn có liên kết lục địa với Châu Nam Cực. Nó cung cấp một cầu nối cho các loài động vật Nam Mỹ di cư sang Châu Nam Cực. Với việc mở Eo biển Drake vào thời gian 49-17 triệu năm trước, Nam Mỹ chính thức tách khỏi Châu Nam Cực tiến hẳn về phía Cực Nam và trở thành lục
địa biệt lập nhất trên hành tinh này. Từ đó, khí hậu trở nên lạnh hơn. Hầu hết các loài sinh vật thích nghi với môi trường lạnh thắng thế và lớn mạnh nhanh chóng. Loài nào không kịp thích nghi sẽ bị tuyệt chủng. Khoảng 48 triệu năm trước, những lớp băng phủ bắt đầu xuất hiện ở phía Đông Châu Nam Cực. Và 33 triệu năm sau bắt đầu phủ tiếp ở Tây Châu Nam Cực. Trong 5 triệu năm cuối cùng, phần lục địa mà sở hữu những cánh rừng đã bắt đầu bị phủ băng tuyết hoàn toàn đến 4km độ dày. Sở dĩ các nhà khoa học vẽ được bức tranh lịch sử hình thành của Châu Nam Cực như trên bởi họ dựa vào việc nghiên cứu hóa thạch được tìm thấy ở Châu Nam Cực bây giờ. Các hóa thạch được tìm thấy trong nhiều chuyến hành trình thám hiểm của các nhà thám hiểm Châu Nam Cực như Scott. Họ chứng minh được rằng Châu Nam Cực ngày xưa là một nơi lý tưởng cho cuộc sống của các loài sinh vật. Nhưng bằng chứng thuyết phục nhất đến từ việc họ tìm ra hóa thạch của một loài lưỡng cư với tên gọi Labyrinthodont mà sống ở thời đại Glossopteris( khoảng thời gian Kỷ Paleozoic và Kỷ Mesozoic vào 350 – 210 triệu năm trước). Loài động vật này chỉ di chuyển một khoảng cách ngắn từ nước lên bờ chứ
không đi xa được vì vậy nó không thể tiến đến Châu Nam Cực rộng lớn mà bị tách biệt hoàn toàn so với thế giới được ngoại trừ việc vùng đất nó sống bị tự tách ra. Các nhà cổ sinh vẫn tiếp tục nghiên cứu Châu Nam Cực để tìm thêm bằng chứng để chứng minh giả thuyết trên.