1. Những lưu ý khi nhập hay đưa các loại cây trồng, sản phẩm từ cây trồng và những thứ liên quan
Thứ nhất, phần lớn các loại rau quả từ những nước và khu vực có ruồi giấm Địa trung hải và/hoặc ruồi giấm phương Đông đã được tìm thấy thì không được đưa vào Nhật Bản. Ở đây có thể kể đến như là xoài, nhãn, ớt cay, mãng cầu, ổi, vải thiều hay các loại cam quýt. Tuy nhiên những loại quả sau có thể mang theo sau khi có kiểm dịch đảm bảo không có côn trùng hay dịch bệnh: dứa, hoa lan đã cắt, gạo đã bỏ cám.

Thứ hai, các loại hoa quả như là táo và cherry, quả óc chó ( nguyên vỏ), lê, đào vỏ mỏng không được phép đưa vào Nhật Bản từ những quốc gia và khu vực mà dịch sâu phát triển trong táo bị phát hiện.

Một số loại khác cũng bị cấm đưa vào Nhật là: khoai lang ( gồm cả cuống và lá) từ châu A, Mỹ, Mỹ Latin, vùng Ca-ri-bê, Úc, châu Phi,…; cây giống cam quýt hay cây giống hồng môn từ Mỹ và Hawaii; “rơm rạ” từ châu Ân, Mỹ, Canada, New Zealand,…; cây giống hoặc hoa đã cắt gốc từ họ nhà hoa hồng( Rosaceae) gồm táo, lê, cây sơn trà và cây gai lửa từ Mỹ, Canada, Mexico, châu Âu, New Zealand, Ixaren, Iran,…Tuy nhiên, các loại hoa hồng được miễn kiểm soát.
Nguyên nhân của lệnh cấm này là do một số loại côn trùng trên cây và dịch bệnh có thể tiềm tàng khả năng làm ảnh hưởng nặng đến nền nông- lâm nghiệp của Nhật. Để chống lại việc xâm nhập của côn trùng vào Nhật, tất cả các loại sản phẩm cây trồng đều bị kiểm dịch gắt gao. Có một lượng lớn cây trồng và sản phẩm từ cây trồng bị cấm hoặc bị hạn chế bởi luật pháp bất chấp những côn trùng này mới gây thiệt hại ở những nước khác nhưng chưa xác định ở Nhật. Việc kiểm dịch ở Nhật nhằm vào một lượng lớn côn trùng và dịch bệnh khác nữa như: ruồi giấm, sâu táo, loại giun nematode chuyên phá hoại cây ăn quả, bướu cây khoai tây.

Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý một số thứ khác cũng bị cấm đưa vào Nhật Bản là: đất, cây đang trồng trong đất, côn trùng bị kiểm dịch là gây hại với cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng, rơm ra hay trấu ( không bao gồm từ bán đảo Hàn Quốc và Đài Loan).
Tuy nhiên cũng có những loại hoa quả bị cấm nhập khẩu nhưng có thể được phép mang theo cùng hành lý xách tay như đu đủ từ Hawaii, măng cụt và xoài từ Thái Lan hay xoài từ Úc.
Nguyên liệu thực vật được nới lỏng quy định về nhập khẩu được đóng gói đặc biệt cho Nhật Bản, dán nhãn “FOR LABEL” và đi cùng với chứng nhận kiểm dịch.
Đối với côn trùng, một số lượng côn trùng từ ngoài ( bao gồm bọ hung, phasmid và các loài bướm tiềm tảng khả năng phá hoại nền nông-lâm nghiệp của Nhật. Những loại côn trùng sống này không được đưa vào Nhật Bản theo luật. Khi đưa những loại côn trùng này vào phải liên lạc với Ban bảo vệ thực vật trước chuyến đi.
2. Những lưu ý đối với việc đưa động vật hay những sản phẩm từ động vật
Một khi được đưa vào Nhật, dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật có thể gây những hậu quả cực kì nguy hiểm cho nên công nghiệp chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.
Những điều luật này được áp dụng cho tất cả các loại không kể đến mục đích thương mại hay cá nhân
Loại dịch bệnh
|
Động vật | Sản phẩm từ động vật |
Lở mồm long móng, dịch trâu bò, BSE, … | Gia súc, lợn, dê, cừu và nai | Thịt, nội tạng, xương, sừng và nhánh, da, lông, trứng, sữa tươi, phân, xúc xích và thịt ba rọi. Những thực phẩm chứa những sản phẩm trên |
Dịch bệnh từ ngựa châu Phi, Glanders,… | Ngựa và lừa | |
Cúm gia cầm, dịch tả vịt, dịch bệnh Newcastle,… | Gà, chim cút, gà lôi, đà điểu, gà sao, gà tây, vịt, ngỗng và họ hàng | |
Tularemia,… | Thỏ | |
Foul brood | Ong mật | |
Leptospirosis | Chó | |
Bệnh dại
|
Chó, mèo, gấu trúc, cáo và chồn | |
Sốt ebola, dịch Marburg | Linh trưởng |
Những mục khác trong danh mục cấm nhưng từ những nước hay những vùng được cấp phép vẫn cần Chứng nhận Kiểm dịch. Tuy nhiên những mục được mua ở của hàng miễn thuế không cần tự động mang Chứng nhận Kiểm dịch.

- Chó và mèo
Yêu cầu Chứng nhận Kiểm dịch được phát hành bởi cơ quan chính phủ từ nước xuất khẩu đáp ứng những yêu cầu theo luật.
Thủ tục kiểm tra trước khi vào
- Thông báo về dịch vụ kiểm dịch động vật của sân bay hoặc cảng biển đến ít nhất 40 ngày trước khi đến Nhật
- Chắc chắn là bạn đã nhận thông báo đã nhận được thông báo trên và mang nó theo trước khi bạn check-in
- Có Chứng nhận Kiểm dịch được phát hành bởi cơ quan chính phủ của nước đi trước khi khởi hành
- Sau khi kiểm tra hộ chiếu, mang con vật của bạn đến quầy dịch vụ kiểm dịch động vật trước khi thực hiện thủ tục hải quan
- Điền đầy đủ đơn xin kiểm tra động vật. Cơ quan Kiểm dịch động vật sẽ kiểm tra thông báo, Chứng nhận Kiểm dịch được phát hành bởi cơ quan chính phủ của nước đi và số ID của microchip gắn trên động vật. Nếu hoàn hành, con vật đó sẽ được thả tự do trong vòng 12h

- Thỏ
Yêu cầu Chứng nhận Kiểm dịch được phát hành bởi cơ quan chính phủ của nước đi để xác nhận con thỏ đó không mang dịch bệnh truyền nhiềm.

Thủ tục kiểm tra trước khi vào
- Sau khi kiểm tra hộ chiếu, mang con thỏ của bạn đến quầy dịch vụ kiểm dịch động vật trước khi thực hiện thủ tục hải quan
- Con thỏ cần được kiểm dịch ở cơ quan kiểm dịch động vật ở sân bay hoặc cảng biển đến vào nguyên một ngày cho kiểm tra( yêu cầu 3 ngày bao gồm ngày đến và thả tự do)
- Nếu con thỏ không hề có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm, con thỏ sẽ được thả tự do vào ngày thứ 3
- Những loài vật sống dưới nước
Nhiều loài vật sống dưới nước được yêu cầu có giấy phép nhập và chứng nhận sức khỏe được phát hành bởi cơ quan chính phủ nước xuất theo số lượng và cách sử dụng.
3. Xuất khẩu hoặc đưa động vật ra khỏi nước Nhật
Các loại động vật và sản phẩm từ động vật được đưa ra khỏi nước Nhật cũng cần kiểm tra ở bộ phận dịch vụ kiểm dịch ở sân bay và cảng biển. Trước khi liên lạc với dịch vụ kiểm dịch động vật, hãy kiểm tra yêu cầu nhập hoặc đưa vào ở nước đến bằng việc yêu cầu đại sứ quán của nước đó hoặc các cơ quan ở Nhật.
Ở Nhật người ta còn có huấn luyện những con chó để phát hiện nếu có gian lận trong việc đưa ra hoặc đưa vào các loài động vật hoặc các sản phẩm có nguy cơ mang dịch bệnh.