Hà Giang không chỉ nổi tiếng bởi hình ảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ, những con đường đéo hiểm trở mà còn bởi  những món ăn đặc sản nơi đây. Lần này, Danh Nam Travel xin giới thiệu cho bạn đọc những món ăn không thể bỏ qua mỗi khi du lịch Hà Giang thông qua bài viết “Kinh nghiệm ẩm thực khi du lịch Hà Giang”.
1. Thắng cố
Sẽ là một sự thiếu sót nếu bạn đi du lịch Hà Giang mà chưa được thưởng thức thắng cố (thẳng cố). Nguyên liệu chính để làm nên món thắng cố chủ yếu là xương, lục phủ ngũ tạng, thịt ngựa (ngoài ra có thêm thịt trâu). Món thắng cố có một mùi hương đặc trưng và khá là khó chịu đối với những ai lần đầu tiên thưởng thức. Chắc nhiều người cho rằng vì trong nguyên liệu có nội tạng của ngựa nên mới có mùi này. Danh Nam xin lý giải với các bạn rằng đây là mùi của một loại gia vị đặc trưng thường được đồng bào vùng cao sử dụng khi nấu ăn.
 
Để làm được một nối thắng cố ngon, người ta cần làm sạch các nguyên liệu, người ta ướp chúng với các loại gia vị đặc trưng rồi để cho ngấm rồi cho vào nôi nước dùng khoảng vài tiếng. Một nồi thắng cố có thể đủ cho cả chục người ăn.
 
Đây là một món ăn rất đặc trưng của người dân vùng núi Tây Bắc. Cái vị thơm, bùi bùi pha chút vị ngọt,... và những hương vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc sẽ khiến bạn khó mà quên được. Thêm một chén rượu ngô nồng vị ở đây nữa thì quả thực không còn gì bằng. Giá một bát thắng cổ ở đây thường là 20.000đ
2. Thắng dền
Đây là một loại bánh đặc sản của vùng đất Hà Giang. Đây là món ăn”phải” được thưởng thức vào mùa đông, mỗi khi có những đợt gió lạnh thổi về trên vùng núi cao. Nhìn qua thì nó trông khá giống món bánh trôi Hà Nội những lại có một hương vị đặc biệt mà chỉ riêng nơi đây có.
 
Nguyên liệu để làm nên món bánh này cũng được chọn lựa vô cùng kỹ lưỡng. Loại gạo được chọn làm bánh là gạo nếp Yên Minh (ngon nhất tại Hà Giang), nhân đỗ. Mỗi viên bánh được nặn to, tròn sau đó cho vào luộc.
 
Nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng là vậy nhưng điều quyết định để làm nên một món thắng cố ngon hay không ngon chính là ở nước dùng. Nước dùng chan thắng dền được làm từ đường hoa mai, dừa, gừng. Nước dùng hải hòa giữa vị ngọt của đường, vị béo của dừa xen lần chút cay cay của gừng đã làm nên cái hồn của món ăn.
 
Khi ăn, ta không nên ăn một lần hết luôn mà hãy từ từ, từng chút một để thưởng thức được từng hương vị thấm qua đầu lưỡi ngon khó cưỡng. Thưởng thức bát thắng dền khói nghi ngút vào mùa đông gió thôi khiến ta cảm thấy được sự nồng ấm của bà con nơi đây qua món ăn. Nó khiến ta nhớ mãi, muốn thưởng thức thêm mỗi khi có dịp đi du lịch Hà Giang.
3. Cháo ấu tẩu
Hà Giang là mảnh đất được biết đến với nhiều loại dược liệu quý đã và đang được bảo tồn. Trong số những loại dược liệu quý đó có củ ấu tẩu vừa được dùng làm thuốc, vừa dùng để chế biến thành món ăn đặc sản: cháo ấu tẩu.
 
Món cháo này bắt nguồn từ dân tộc Mông. Người Mông khi xưa nấu món cháo này như một bài thuốc giải cảm. Sau này, người dân tại Hà Giang thêm một số phụ gia khác và biến nó trở thành đặc sản như ngày nay.
 
Để nấu được ra một bát cháo âu tẩu, người ta phải trải qua nhiều công đoạn. Ấu tẩu vốn là một loại củ rất độc và đắng nên công đoạn sơ chế phải có bí quyết để giảm độc tố. Ấu tẩu được ngâm kĩ trong nước vo gạo qua đêm, rửa sạch rồi ninh mềm tới khi thành bột đặc sền sệt. Tiếp đó, người ta lấy thứ bột vừa ninh được nấu với gạo tẻ và nước dùng ninh từ chân giò lợn. 
 
Cháo nấu xong có màu phai nâu giống như cháo lòng dưới xuôi những có vị bùi bùi, béo ngậy và đặc biệt là vị đắng đặc trưng của ấu tẩu. Tuy nhiên vị đắng của ấu tẩu hòa quyện với ngọt của nước dùng và thơm ngậy của trứng đã tạo nên một cảm giác ngon, lạ miệng. Ngoài ra bạn có thể kêu thêm thịt gà vào bát cháo để món ăn thêm hấp dân.
4. Rêu nướng
Rêu nướng là một món ăn được coi là đặc sản của người Tày mảnh đất Hà Giang. Rêu sông, suối vốn đã là món ăn rất được ưa chuộng của những dân tộc vùng cao từ nhiều đời: Nùng, Thái,.... và đã trở thành món ăn đặc sản trong ẩm thực dân tộc Tày.
 
Người ta thường chọn rêu tại những bãi rêu lớn. Khi với phải đứng dưới suối, nước chảy từ bên trên xuống sẽ cuốn theo rêu xuống. Ta cứ lựa cái nào non nhất thì vớt. Rêu chỉ sống trong 7 ngày nên thời điểm thích hợp nhất để di vớt rêu là khi nó mọc lên sau 3 ngày. Sau khi lựa xong, người ta đem về làm sạch nhớt phù sa bám bên trên.
 
Rêu suối thì có nhiều thật nhưng để kiếm được rêu ngon thì rất ít. Hơn nữa, rêu là loại thực phẩm chỉ có theo mùa nên đối với người dân nơi đây thì rêu là một món ăn rất quý.
 
Rêu có thể chế biến được thành nhiều món ngon khác nhau như: rêu rán, canh rêu, rêu nướng. Canh rêu thường được nấu với nước xương hoặc nước luộc gà rồi thêm các gia vị đặc trưng tạo nên một món canh ngon khó cưỡng. Hay nộm rêu làm từ rêu non cũng là một món ăn không thể bỏ qua.
 
Nhiều món như vậy nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món rêu nướng. Đây là một món ăn không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đi du lịch Hà Giang. Gia vị để làm nên món rêu nướng thơm ngon gồm xả, mùi tàu, lá hẹ và hạt dổi (một loại gia vị không thể thiếu của người dân Tây Bắc). Sau khi đập xong, ta trộn lên xong gói vào lá và đặt lên nướng trên bếp than.
 
Nếu như bạn có dịp đến với Hà Giang thì nhất định phải thưởng thức món ăn này. Đây là một món ăn sẽ giúp hoàn thiện chuyến đi của bạn hơn đấy.
5. Xôi ngũ sắc
Đây là một món ăn nổi tiếng của người dân tộc Tày chỉ được xuất hiện trong những lễ hội truyền thống và nay đã trở thành một món ăn đặc sản hấp dẫn đối với nhiều thực khách mỗi khi có dịp đến với Hà Giang. Giá mỗi hộp xôi rơi vào khoàng 10.000đ – 20.000đ
 
Đúng như cái tên “xôi ngũ sắc”, món xôi này bao gồm 5 màu tượng trưng cho ngũ hành: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Mỗi màu lại mang một ý nghĩa, một mong muốn khác nhau. Màu đỏ thể hiện ý chí, khát vọng; màu xanh là của núi rừng ý muốn rằng cầu mong một năm bội thu; màu vàng là sự no đủ; màu tím tượng trưng cho đất đai; màu trắng tượng trưng cho sự thủy chung.
 
Theo như quan niệm của người Tày rằng: sự thịnh vượng, phát triển của mỗi gia đình tùy thuộc vào màu sắc của món xôi. Màu xôi càng sáng, đẹp thì chứng tỏ gia đình đó năm nay sẽ phát đạt, làm ăn thịnh vượng, mùa màng thuận lợi,... Chính vì quan điểm này nên khi làm xôi, các hộ gia đình dân tộc Tày bao giờ cũng dốc toàn bộ công sức để có thể tạo ra một món xôi đẹp mắt.
 
Để có được món xôi ngũ sắc ngon, đẹp mắt phải có rất nhiều công đoạn trong khâu chế biến và chuẩn bị. Đầu tiên là công đoạn chọn màu đổ gạo. Để có được những màu sắc bắt mắt, người ta thường lấy màu từ: lá cơm đỏ, lá gừng, cơm đen, nghệ (hoặc quả dành dành), màu trắng giữ nguyên màu gạo nếp. 
 
Tiếp theo là công đoạn đổ màu gạo.Gạo được dùng để đồ xôi là gạo nếp cái hoa vàng, chia ra làm 5 phần, ngâm trong nước từ 6 – 8 tiếng. Đây là công đoạn quan trọng nhất đòi hỏi sự khéo léo cũng như tài nội trợ của những người phụ nữ Tày. Dựa theo kinh nghiệm, họ sẽ chọn những màu dễ phai nhất đưa vào chõ đầu tiên, cuối cùng là màu trắng. Chuẩn bị xong, họ sẽ đặt chõ và đồ trên bếp lửa đượm than để xôi có được độ dẻo và thơm ngon.
 
Nếu bạn có cơ hội đi du lịch Hà Giang thì đừng quên thưởng thức món ăn này. Không chỉ được thưởng thức nó mà bạn còn có cơ hội được chính những người phụ nữ Tày ở đây hướng dẫn cho cách để làm một món xôi ngũ sắc hoàn hảo.
Tìm hiểu thêm kinh nghiệm du lịch Hà Giang tại đây!