Đây là một lễ hội quan trọng nhất của những đồng bào dân tộc thiểu số Pà Thẻn. Lễ hội này là một loại hình sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn, có sức mạnh xua đuổi tà ma, bệnh tật. Với bài chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Hà Giang lần này, Danh Nam Travel xin giới thiệu tới bạn đọc và du khách về lễ hội Nhảy Lửa Pà Thẻn.


Theo quan niệm của người Pà Thẻn, thần Lửa chính là vị thần tối cao, luôn che chở, cứu giúp họ vượt qua những nguy hiểm trong cuộc sống. Chính vì niềm tin này, mỗi khi lễ hội được tổ chức, toàn bộ bà con trong làng, bản đều có mặt. Hình ảnh những thanh niên, trai tráng Pà Thẻn nhảy múa trên than hồng đã khiến cho lễ hội này trở thành một lễ hội “độc nhất” tại khu vực vùng núi Tây Bắc.


Lễ hội Nhảy Lửa thường được tổ chức vào dịp giao thừa, vụ mùa thu hoạch hoặc từ tháng 10 âm lịch cho đến rằm tháng giêng. Họ tổ chức lễ hội này với mục dích tạ ơn trời đất đã ban cho họ một năm mùa màng tươi tốt đồng thời cũng cầu chúc cho vụ mùa năm sau. Hình ảnh đống lửa trong lễ hội mang ý nghĩa là cầu cho sự ấm no, xua đi cái lạnh giá của những ngày mùa đông.
Để bắt đầu lễ hội, một đống lửa lớn được đốt lên giữa sân làng và những thầy cúng sẽ bắt đầu tiến hành làm lễ. Phần lễ được diễn ra trong khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Những lễ vật được dâng lên thần Lửa bao gồm: 01 con gà, 10 chén rượu, rất nhiều tiền giấy,... Thầy cúng sẽ vừa niệm chú, vừa gõ vào đàn như đang xin phép thần Lửa, tổ tiên cho bà con tổ chức lễ hội.


Sau khi lễ xong, các thanh niên trong bản tham gia lễ hội (những thanh niên này phải từ 13 tuổi trở lên) sẽ ngồi thành hàng đối diện với thầy cúng, dùng que tre gõ vào chiếc đàn sắt của thầy cúng. Nếu trong lúc đó có một người nào đứng bật dậy, nhảy vào đám lửa đang cháy mà không hề sợ hãi thì người đó đã được thần Lửa ban cho sức mạnh.
Thông thường, nhảy lửa sẽ chia làm nhiều đợt và mỗi đợt sẽ nhảy theo đôi tức là mỗi đợt sẽ chọn ngẫu nhiên ra 2 người, thời gian nhảy từng đợt từ 5 – 7 phút (có khi lên đến 10 phút) tùy vào sức mạnh được ban tặng. Trong lúc nhảy, thỉnh thoảng họ còn dùng tay bới tung than hồng lên trong tiếng khấn của thầy cúng. Ở vòng ngoài, dân làng liên tục hò reo, cổ vũ. 


Đợt nhảy cuối cùng cũng là đợt nhảy linh thiêng nhất. Đợt nhảy cuối sẽ có sự tham gia của người thầy cúng. Họ biểu diễn những điệu nhảy mạnh mẽ thể hiện cho sự kinh nghiệm cũng như sức mạnh của mình trong bộ trang phục màu lửa. Họ nhay như vậy mà không có một ai bị bỏng hay cháy quần áo. Điều này quả thật rất kì diệu
Khi lửa tàn, thầy cúng sẽ làm lễ tiễn thần Lửa về chốn cũ, mọi người tham gia nhảy lửa đều trở về trạng thái bình thường. Nhiều người khi chiêm ngưỡng những chàng trai Pà Thẻn nhảy lửa đã không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ những con người ấy. Nhiều cô gái Pà Thẻn đã làm quen với những chàng trai tham dự nhảy lửa, từ đó họ nên vợ, nên chồng.


Ngày này, lễ hội Nhảy Lửa vẫn còn được diễn ra thường xuyên vào những dịp cuối năm với đầy đủ các nghi thức truyền thống. Những thế hệ sau vẫn đã và đang bảo tồn nét văn hóa tâm linh đặc sắc của những người đi trước. Đây đã trở thành một nét văn hóa hấp dẫn đối với du khách mỗi khi có dịp đến Hà Giang.

Tìm hiểu thêm kinh nghiệm du lịch Hà Giang tại đây!